Thầy phong thủy Chương Trọng Sơn là vị đại tổ sư gắn liền với trường phái phong thủy vô thường
Chương Trọng Sơn (章仲山) – Đại Tổ Sư Phái Vô Thường
Họ Chương tên Phủ, tự là Trọng Sơn, hiệu là Vô Tâm Đạo Nhân, trai hiệu là Thiên Mặc Âm, người Vô Tích tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Họ Chương được xem là truyền nhân duy nhất của trường phái phong thủy Huyền Không mà đại biểu xuất sắc nhất chính là Tưởng Đại Hồng, một đại sư phong thủy xuất hiện vào thời cuối Minh đầu Thanh. Họ Chương được xem như nắm được toàn bộ chân khẩu quyết do Tưởng Đại Hồng truyền lại. Người trong dòng họ Chương về sau cũng tôn Tưởng Đại Hồng làm Tổ Sư dòng phái.
- Giới thiệu sơ lược về Chương Trọng Sơn
- Các trước tác của Chương Trọng Sơn
- Giới thiệu về các tác phẩm và công trình nghiên cứu phong thuỷ của ông.
- Huyền Không Lục Đại Phái
1. Giới thiệu sơ lược về thầy phong thuỷ Chương Trọng Sơn
Chương Trọng Sơn, tên Phủ, tự là Trọng Sơn, tự gọi là Vô Tâm Đạo Nhân, người Giang Tô Vô Tích.
Là đại sư phong thủy địa lý nổi tiếng vào đời nhà Thanh, là người khai lập “Vô Thường Phái”.
2. Tác phẩm phong thuỷ kinh điểm của thầy phong thuỷ Chương Trọng Sơn
Các tác phẩm quan trọng của Chương Trọng Sơn gồm có “Biện Chính Chân Giải”, “Tâm Nhãn Chỉ Yếu”, “Âm Dương Nhị Trạch Thực Nghiệm”, “Thiên Nguyên Ngũ Ca”, v.v.. ảnh hưởng rất lớn đến học thuật Phong Thủy. Kể cả tác phẩm của nhiều thầy phong thủy địa lý nổi tiếng, như “Thẩm Thị Huyền Không Học” của Thẩm Trúc Nhưng, cũng lấy rất nhiều thuật ngữ, khái niệm, kiến giải từ “Âm Dương Nhị Trạch Thực Nghiệm” của Chương Trọng Sơn, nhờ đó mà Thẩm Trúc Nhưng trở thành thầy phong thủy nổi tiếng 1 thời.
Thiên Nguyên Ngũ Ca vốn là do Tưởng Đại Hồng viết ra, nhưng lại tuân thủ theo nguyên tắc ẩn chứa nghiêm mật bí quyết tuyệt nhiên không tiết lộ thiên cơ. Trừ khi có được chìa khóa vàng là ai tinh, còn lại thì dù cho có trí tuệ vượt hơn vạn người cũng khó có thể khám phá được kho báu này. Chương Trọng Sơn sau khi bái Tưởng Đại Hồng làm thầy dạy phong thủy, trở thành người đầu tiên nắm vững được thuật Huyền Không Địa Lý.
Khi chú giải Thiên Nguyên Ngũ Ca, Chương Trọng Sơn đã khai mở thần cơ của Huyền Không Phong Thủy. Nội dung kiến thức phong thủy trong sách đã được kiến giải thấu đáo, tránh hư nguy mà chỉ dẫn đến chánh tông, rõ ràng chân thật. Độc giả sau khi đọc xong sách của Chương Trọng Sơn không những có thể tránh học phải ngụy thuyết mà còn như được học kiến thức Phong Thủy chính thống. Chương Trọng Sơn khi già đã dành thời gian thăm thú các địa danh sơn thủy lớn, đã từng chiêu nạp một số đệ tử truyền dạy phong thủy trên đỉnh Thái Sơn, mong muốn phát dương quang đại kiến thức phong thủy truyền thừa cho thế hệ sau.
3. Giới thiệu Trước Tác của thầy phong thuỷ Chương Trọng Sơn.
Các tác phẩm công khai của Chương Trọng Sơn không nhiều. Con cái đệ tử trong dòng phái cũng không có trước tác lưu truyền. Chỉ có 1 vài tác phẩm sau:
- Âm Dương Nhị Trạch Lục Nghiệm
Âm Dương Nhị Trạch Lục Nghiệm – được viết từ năm Gia Khánh thứ 18, Quý Dậu (viết tay năm 1813). Năm 1874, Thẩm Trúc Nhưng cùng với Hồ Bá An, lấy hơn 1000 lượng vàng để hối lộ cho con cháu của Trọng Sơn mượn để chép tay trong 1 đêm. Sau này Thẩm Trúc Nhưng trích dẫn và gọi là Trạch Đoán trong tác phẩm Thẩm Thị Huyền Không Học; trong đó trích ra 54 trường hợp Âm Trạch, 17 trường hợp Dương Trạch.
Đàm Dưỡng Ngô bái sư với Dương Cửu Như, cháu bên vợ của Chương Trọng Sơn. Đàm Dưỡng Ngô khi viết Đại Huyền Không Thực Nghiệm đã trích dẫn Lâm Huyệt Chỉ Nam; đây một nguyên tác của Chương Trọng Sơn. Trong Lâm Huyệt Chỉ Nam gồm trên 200 đồ hình thì Đại Huyền Không Thực Nghiệm chỉ trích ra 30 đồ hình.
- Đại Huyền Không Lộ Thấu (cũng do Đàm Dưỡng Ngô viết) trích Nhị Trạch Huyền Cơ do Dương Cửu Như truyền dạy lại.
Nói chung, sau thời Chương Trọng Sơn thì có 2 đại biểu nổi tiếng kế thừa phái Vô Thường:
- Chính tông truyền thừa của Vô Thường Phái là Đàm Dưỡng Ngô.
- Tự học qua tác phẩm Âm Dương Nhị Trạch Thực Nghiệm là Thẩm Trúc Nhưng.
- Địa Lý Biện Chính Chân Giải: hoàn thành vào năm Đạo Quang thứ 1 Tân Tỵ (1821).
- Huyền Không Bí Chỉ Phê Chú: hoàn thành vào năm Đạo Quang thứ 3 Quý Mùi (1823).
- Tâm Nhãn Chỉ Yếu: trong sách Chương Trọng Sơn có viết là “vào năm Đạo Quang Đinh Hợi mùa đông”, nhưng hoàn thành vào năm thứ 7 và xuất bản vào năm Đạo Quang thứ 16.
Trọng Sơn nói “Nhãn là nói hình, là thể, tâm là nói lý, là dụng”. Nhãn là con mắt thịt, nhục nhãn thấy được hình thế loan đầu. Tâm là không thấy được, còn gọi là tâm pháp suy đoán lý khí vô hình (phương vị, tinh quái). Tâm Nhãn Chỉ Yếu là chỉ rõ ra những điều quan trọng trong hình thế và lý khí.
4. Kiến thức phong thuỷ của 6 phái Huyền Không Lục Đại Phái.
Vào thời nhà Thanh, Gia Khánh Đạo Quang, Huyền Không gồm có 6 trường phái phong thủy lớn. Bao gồm Vô Thường Phái, Điền Nam Phái, Tô Châu Phái, Thượng Ngu Phái, Tương Sở Phái, Quảng Đông Phái.
Vô Thường Phái được xem là xuất sắc vượt trội nhất trong lục đại phái đương thời. Dù là luận đoán hay vận dụng đều cho kết quả diệu kỳ, khiến người ta kinh ngạc. Phái này xuất phát từ vùng Vô Tích hoằng dương phát triển mạnh đến Thường Châu. Các phái khác lấy khu vực địa lý phát xuất của dòng phái này mà gọi là Vô Thường Phái. Vô Thường phái lấy thuyết Huyền Không biến hoán không ngừng vô thủy vô chung, vô thường làm tôn chỉ của bổn phái.
Theo đó Chương Trọng Sơn chính là tông sư sáng lập nên phái Vô Thường. Chương Trọng Sơn chính là học trò cự phách, hậu duệ xuất sắc của thầy phong thủy Tưởng Đại Hồng. Người đời sau gọi ông là “Độc ngộ chân thuyên, thục thôi sanh khắc chế hóa chi dụng, cát hung tiêu trường chi lí, thần minh kì đạo vu đại giang nam bắc dĩ tam thập niên” (người duy nhất hiểu được chân quyết, nắm vững cách dùng khắc chế hóa ngũ hành, biết tiêu hung trường cát, đạo hạnh thần thông nổi tiếng khắp vùng đại giang nam bắc trong vòng 30 năm).
5. Các tác phẩm gồm sách phong thuỷ nổi tiếng của bậc thầy phong thuỷ Chương Trọng Sơn.
Các tác phẩm của thầy phong thủy nổi tiếng Chương Trọng Sơn bao gồm:
- “Biện Chính Chân Giải”
- “Lâm Huyệt Chỉ Nam”
- “Thiên Nguyên Ngũ Ca Xiển Nghĩa”
- “Tâm Nhãn Chỉ Yếu”
- “Huyền Không Bí Chỉ Phê Chú”.
Với sự nghiêm túc và trân trọng Phong Thủy học, tôi may mắn được tiếp nhận và chỉ chấp nhận kiến thức với nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là có sự truyền thừa lâu đời như Vô Thường phái của Tổ Đàm Dưỡng Ngô để áp dụng cho chính bản thân mình và xã hội.