Truyền thừa Tam Nguyên Huyền Không Vô Thường Phái Đàm Thị Huyền Không
Truyền thừa Tam Nguyên Huyền Không Vô Thường Phái Đàm Thị Huyền Không

1. Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô (Tan Yang Wu)

Tổ Sư Đàm Dưỡng Ngô - Huyền Không Vô Thường Phái
Tổ Sư Đàm Dưỡng Ngô – Huyền Không Vô Thường Phái

Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô bắt đầu nghiên cứu Phong Thủy khi 19 tuổi dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của Pháp Sư Dương Cửu Như khi đó đã 70 tuổi. Sau đó ông học Phong Thủy từ một Pháp Sư khác và nhận ra sở học này không chính xác. Hiểu được điều này, thông qua một tờ báo, ông xin lỗi cộng đồng về những lỗi lầm đáng tiếc và hứa sẽ đền bù và cải thiện Phong Thủy cho các khách hàng trước đây mà không lấy phụ phí.

Năm 1922, Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô bắt đầu học Phong Thủy tại trường số 716 đường Chentu, Thượng Hải, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện những cuộc nghiên cứu. Năm 1923, ông xuất bản quyển sách đầu tiên có tựa đề “Đại Tam Nguyên Huyền Không Phong Thủy” chú trọng đến phần lý thuyết của Dương Trạch và Âm Trạch Phong Thủy.

Năm 1924, ông xuất bản quyển sách thứ hai cùng tên với quyển một và nhấn mạnh đến những kinh nghiệm thực tế, phân tích và nghiên cứu mà ông đã thực hiện qua nhiều năm. Quyển sách chủ yếu dành để bán ở Trung Quốc, nhưng không may, thời gian đó quân Nhật chiếm đóng, tiếp theo sau là cộng sản nắm quyền, tất cả sách vở đều bị đốt hoặc tiêu hủy, chỉ còn một vài cuốn. Để tránh nguy cơ tuyệt bản, Pháp Sư Hư Minh đã giữ lại được vài cuốn sách của Pháp Sư Đàm. Các sách này sau đó được Pháp Sư Leyau cất giữ và tái bản.

Cũng nên nói rằng cùng với sự tiêu hủy không may của các sách này, chỉ còn duy nhất Pháp Sư Eu See Ying @ Diển Bản và Pháp Sư Hư Minh lưu truyền được cho đời sau các kiến thức.

2. Pháp Sư Hư Minh (SUI BENG)

Pháp Sư Hư Minh - Vô Thường Phái
Pháp Sư Hư Minh – Vô Thường Phái

Pháp Sư Hư Minh học Phong Thủy từ Tổ sư Đàm Dưỡng Ngô khoảng thời gian Đệ nhị thế chiến. Ở tuổi 19, Hư Minh trở thành một tu sĩ Phật giáo. Khi 38 tuổi, Pháp Sư đến Penang, Mã Lai làm việc trong một ngôi chùa và mang theo nhiều sách của Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô. Ông cũng là một nhà nghiên cứu thảo mộc, một đông y sĩ và đã có uy tín với công thức sản xuất dầu gió chữa bệnh “sampo”.

Lúc đầu ông đi khắp Peninsular Mã Lai để giảng pháp Phật giáo và chữa bệnh cho mọi người bằng dầu gió của ông. Năm 1956, khi đang làm việc tại Chùa Sampo thuộc Cao nguyên Cameron, ông gặp Pháp Sư Eu See Ying @Diễn Bản, người cũng được nói đến ở đây. Ở đó ông phát hiện ra cả hai đều là đệ tử của Tổ sư Đàm Dưỡng Ngô. Họ cùng nhau đàm luận về những kinh nghiệm Phong Thủy và hiểu được nhiều chi tiết thật tuyệt vời. Tuy nhiên, cuộc hợp tác của họ quá ngắn ngủi, vì Pháp Sư Eu See Ying @ Diễn Bản quay trở lại Penang và nơi đây ông đã mất vào năm 1957.

Vài năm sau, Pháp Sư Hư Minh bán bản quyền công thức dầu gió “sampo” cho một người Tân gia ba để mua một khoảnh đất nhỏ ở Johor Bharu, nơi đây ông xây chùa Quan Âm. Sau đó ông xây một ngôi nhà dành cho người già neo đơn và trẻ mồ côi chậm phát triển.

Năm 1983, ông nhận Pháp Sư Francis Leyau (Leyau Yoke Sai) là đệ tử sau khi Francis Leyau đến thăm và gặp được ông ở chùa Quan Âm. Điều thú vị đáng chú ý là chính Pháp Sư Hư Minh áp dụng Phong Thủy cho ngôi chùa và cùng với những ích lợi của Phong Thủy, ông đã có thể điều hành trại dành cho người già và trẻ mồ côi với số tiền được cúng dường hàng tháng 70,000RM (tiền Mã).

Năm 1997, Pháp Sư Hư Minh được cúng duờng 200,000 RM (tiền Mã) từ ngân sách liên bang theo lời yêu cầu của chính quyền đối với cộng đồng người Đông Nam Á. Ngày 5 tháng 7 năm 1998, Pháp Sư Hư Minh qua đời, để lại số tiền tiết kiệm hơn 10 triệu RM, hai khoảnh đất và một loạt 15 ngôi nhà của hàng hai tầng ở Kulai, Johor Bharu, tất cả đều cúng dường cho Giáo Hội Phật giáo Mã Lai.

Pháp Sư Francis Leyau đến thăm Pháp Sư Hư Minh vào ngày 2 tháng 5 năm 1998, 2 tháng trước khi Pháp Sư Hư Minh mất vào ngày 5 tháng 7 năm 1998.

3. Pháp sư Eu See Yin (Yen Pen)

Pháp Sư Diễn Bản - Vô Thường Phái
Pháp Sư Diễn Bản – Vô Thường Phái

Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản là một trong những đồ đệ của Pháp sư Đàm Dưỡng Ngô. Đã được học tất cả từ người Thầy thông thái và có được những kinh nghiệm thực tế, pháp sư Eu See Yin @ Diễn bản đã xuất bản 3 cuốn sách để bán. Quyển đầu tiên xuất bản vào cuối thập niên 1920. Ba quyển sách đều có tựa đề “Lý thuyết và những trường hợp nghiên cứu về phong thủy Dương Trạch”. Quyển thứ ba cũng có cùng tựa đề nhưng được viết bởi một trong các đồ đệ của ông khi Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản ở Trung Quốc, ghi lại những nghiên cứu về Phong Thủy Âm trạch và Dương trạch.

Quyển thứ nhất có 195 trường hợp, quyển 2 có 260 trường hợp. Những trường hợp này đều có ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nhà và năm, tháng theo âm lịch, và những ghi chép trước khi kiểm tra và kết quả sau khi được sửa đổi. Có những nơi rất xa và rộng. Ông đi khắp các tỉnh của Trung Quốc, Borneo, Jaca và Sumatra, Peninsular Mã Lai, Tân gia ba, Ấn Độ và Thái Lan. Các trường hợp này đều được phân tích và ghi lại, làm nguồn dữ liệu nghiên cứu vô giá, được dùng cho các khóa học Phong Thủy như đã nói ở trên mà không có một tài liệu nào có thể sánh bằng. Trong trang 408 – 410 của quyển 3 có đề cập đến trường hợp chùa Kek Lok Si ở Penang mà mọi người biết rất rõ.

Trước khi nghiên cứu và phân tích về Phong Thủy, ông là một nhà giáo giảng dạy tại một trường Thiên chúa giáo ở Thượng Hải. Ở đó ông có nhiều xung đột với những người có thế lực của trường, vì ông là tín đồ Phật giáo. Vì chuyện này, ông từ chức và làm quản lý tại một nhà máy dệt. Ông lại tiếp tục gặp điều mâu thuẫn với tôn giáo của mình khi thấy DDT được phun ra để diệt trừ sâu bọ, trong Phật giáo không thể chấp nhận giết bất cứ sinh vật nào. Một lần nữa ông từ chức và muốn dành trọn thời gian để làm việc cho tôn giáo. Vì vậy, ông bắt đầu xuất bản tạp chí và giảng đạo.

Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản đến Tân gia ba và trở thành tu sĩ, sau đó ông chuyển đến Nam Dương. Ở đó nhà của ông bị cháy buộc ông phải dời đến Mã Lai. Ông đến Penang và chuyển đến Cao nguyên Cameron, nơi đây ông điều hành chùa Sampo.

Năm 1950, vì lý do sức khỏe, ông quay về Penang, ở đây ông mở các khóa học Phong Thủy. Trong suốt thời gian này, Pháp sư Hoành Thuyền đã ghi danh và theo học Phong Thủy, sau đó ông trở thành chuyên gia. Điều này sẽ giải thích sau.
Năm 1957, Pháp sư Eu See Yin @ Diễn Bản qua đời, một năm sau khi gặp Pháp sư Hư Minh.

4. Pháp Sư Hoành Thuyền (HUNG CHUAN)

Pháp Sư Hoành Thuyền - Vô Thường Phái
Pháp Sư Hoành Thuyền – Vô Thường Phái

Thầy Hoành Thuyền tham gia các khóa học Phong Thủy của Thầy Diễn Bản vào thập niên năm 1950. Ông học Phong Thủy và trở thành một môn sinh rất xuất sắc, và chuyển sang làm tư vấn cho nhiều người giàu có và nổi tiếng ở Tân gia ba.

Trong Nam Dương Thương Báo – xuất bản chủ nhật 12 tháng 4 năm 1987, có một bài về một trong những nhà phân tích Phong Thủy do Thầy Hoành Thuyền viết có liên quan đến khách sạn Hyatt ở Tân gia ba.

Ông làm công việc phân tích này vào năm 1973 khi tỷ lệ người định cư ở Hyatt là 40%. Vào thời kỳ đổi mới năm 1973, Thầy Hoành Thuyền chọn ngày giờ tốt để khai trương một vòi nước phun vào lúc 10 giờ sáng. Đến 2 giờ chiều cùng ngày, khách sạn Hyatt nhận được một cuộc điện thoại rằng chuyến bay 747 đã bị hoãn và cần phòng cho 380 khách. 4 ngày sau khi sửa đổi, khách sạn Hyatt đã kín chỗ. Tính toán và tổng kết lại, khách sạn Hyatt có số người ở tăng thêm 57% trong năm đầu, 69% trong năm thứ hai và 75% trong năm thứ 3. Ông cũng dự đoán rằng sau 10 năm tính từ ngày có bảng phân tích, khách sạn Hyatt sẽ mở một cửa chính thứ hai, điều đã xảy ra năm 1984. Thật đáng kinh ngạc, năm 1979, Hyatt chiếm tỷ lệ 100% khách đến ở, và khách sạn đã phải khuếch trương rộng hơn, điều mà đúng như dự đoán đã được xảy ra vào năm 1984.

Chúng tôi đươc biết Thầy Hoành Thuyền đã chỉ dẫn Khách sạn Hyatt Tân gia ba rằng việc đổi mới cần được thực hiện vào khoảng năm 1983-1984 để phù hợp với sự biến đổi trong vận khí của Phong Thủy từ thời kỳ 6 chuyển qua thời kỳ 7.

Tu sĩ Hoành Thuyền, quý nhân của Thủ tướng Tân gia ba Lý Quang Diệu đã được đón tiếp nồng hậu đến chùa Phor Kark See năm 1966.

5. Đại Sư Lưu Dục Tài (FRANCIS LEYAU)

Đại sư Lưu Dục Tài
Đại sư Lưu Dục Tài

Năm 1973, Pháp Sư Francis Leyau Yoke Sai bắt đầu nghiên cứu về Phong thủy Âm trạch và Dương trạch cùng với các Pháp Sư khác, cho đến khi ông gặp Pháp Sư Hư Minh năm 1983. Với kiến thức đã được thọ giáo từ những bài học của người Thầy này, năm 1984 ông bắt đầu mở các lớp Phong Thủy cả hai nơi ở Peninsular, Đông Mã Lai và Tân Gia Ba.

Trong thời gian hơn 24 năm, ông đã có hơn 100 môn sinh từ khắp nơi ông đã đi qua, kể cả các chuyên gia. Trong số các môn sinh, một số người đã trở thành Pháp Sư Phong Thủy, số khác cũng là những nhà thực hành và tư vấn.
Từ 1984 – 1986, ông là một nhà báo chuyên mục Phong Thủy và là người tư vấn cho Nhật Báo Sun Min, nơi đây ông đã viết nhiều bài báo và trả lời hàng loạt các câu hỏi từ độc giả. Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm người giảng dạy Phong Thủy cho Hiệp Hội Khánh Giang ở Malacca, Mã Lai, ông từ bỏ công việc đó vào năm 1988. Từ 1992 – 1993, dựa vào bằng cấp và kinh nghiệm của ông, Hiệp hội Kinh Dịch ở Kuala Lumpur đã bổ nhiệm ông vào chức vụ Trợ giáo và Giảng Viên. Ông cũng là một cộng tác viên thường trực cho Tạp chí Phong Thủy cho Phụ Nữ năm 1993 và 1994.

Ông cũng hiểu biết rộng về Ngũ Hành, Bát Tự, Chọn ngày, Xem tướng tay, Đồng Thư, Phong Thủy Âm trạch và Dương trạch, Bát Quái, Kinh Dịch, v.v… ông đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu có liên quan đến mồ mả và lăng tẩm ở Trung Quốc của các triều đại nhà Tống, nhà Đường, nhà Minh và nhà Thanh cùng nhiều triều đại khác. Ông cũng đi thăm nhiều khu vực Phong Thủy quan trọng ở Trung Quốc và Hồng Kong để nghiên cứu sâu xa hơn về những sự kiện lịch sử quan trọng của Phong Thủy và tìm ra những lý do sụp đổ của những triều đại khác nhau ở Trung Quốc.

Ngoài việc là môn đồ duy nhất còn tại thế từ thế hệ thứ tư của trường phái Tan thuộc Tam Nguyên Phong Thủy, ông còn là người duy nhất giữ được bản gốc các bí kíp của Pháp sư Đàm Dưỡng Ngô. Tuy nhiên, trước đây vài năm, Pháp Sư Francis Leyau đã in lại các sách vở ở Đài Loan. Ông cũng đảm nhận công việc phân tích Phong Thủy cho nhiều khách hàng, ở cả hai tầng lớp bình dân và trí thức ở trong và ngoài nước Mã Lai.

Ngoài ra ông còn là người duy nhất ở Mã Lai thiết kế nhiều loại La bàn Phong Thủy. Các La Bàn được thiết kế để sự nghiên cứu phong thủy được hoàn mỹ hơn và thường cung cấp cho các môn sinh của ông, các nhà thực hành Phong Thủy và thậm chí cho các chuyên gia Phong Thủy khác.

Hiện tại, ông là Giảng viên, Tác giả và là nhà Tư vấn của Học viện Phong Thủy Trung Ương (CAFS). Ông vẫn tổ chức nhiều khóa học ở các trình độ khác nhau và có nhiều cuộc hội thảo về các đề tài khác nhau.

Mục nhập này đã được đăng trong Học và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *