Quách Phác 郭璞 (276 – 324), thầy phong thuỷ gây dựng nền móng kiến thức phong thuỳ đầu tiên theo KHÍ nghĩa.
Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành Phong Thủy có 1 thầy phong thuỷ định nghĩa rõ ràng về Khí như sau: Khí gặp gió thì tán, gặp thủy thì tụ, sơn chủ nhân đinh, thủy quản tài lộc (气乘风则散,界水则止,山主 人丁,水主财). Trước Quách Phác thì cũng có nhiều tác phẩm viết về Phong Thủy tuy nhiên lại chỉ định nghĩa chung chung, mơ hồ rằng Khí là do Thiên Địa, do Lưỡng Nghi, Tứ Tượng mà hình thành chứ không ai nói được rõ ràng mối liên hệ giữ Khí – năng lượng vô hình và các hiện tượng thiên nhiên như gió nước mà con người có thể quan sát được.
Tuy nhiên tại sao Quách Phác lại chỉ dùng thuật ngữ Gió Nước để chỉ môn Phong Thủy. Vì trước Quách Phác họ dùng chữ Kham Dư hoặc Thanh Nang (tức chiếc túi màu xanh mà các thầy phong thủy hay mang theo bên mình) mà không gọi là môn Sơn Thủy (Núi Nước). Sở dĩ Quách Phác nói “Sơn chủ nhân đinh, thủy chủ tài” là vì chữ Phong. Phong nghĩa là Gió cũng trùng âm đọc với chữ Phong của núi tức trùng âm khác nghĩa. Ngoài chữ Sơn dùng để chỉ Núi thì Phong cũng dùng để chỉ Núi.Đó là lý do chưởng môn nhân của phái Võ Đang tự đặt tên mình là Trương Tam Phong – ở đây không phải là 3 cơn gió mà là 3 ngọn núi, ám chỉ núi Võ Đang nơi ông đứng ra sáng lập phái.
Đại sư Phong Thuỷ Quách Phác và lối chơi chữ ẩn nghĩa sâu xa.
Do đó Phong Thủy có nghĩa là Gió Nước, nhưng cũng hàm ẩn nghĩa Núi Nước – Âm Dương, Tĩnh và Động. Đó là phép chơi chữ của người xưa, không muốn mọi thứ lộ hết ra mà phải ngầm hiểu nhằm che giấu vì “Thiên cơ bất khả lộ”. Nếu như không hiểu được cách phát âm ngôn từ bằng tiếng Hoa (Quan Thoại) thì sẽ không hiểu được nhiều kinh thư cổ bằng tiếng Hoa. Vì rất nhiều chỗ các Đại Sư Phong Thủy dùng chữ trùng âm khác nghĩa, đọc lên nghe âm thì hiểu, nhưng nhìn chữ thì không hiểu. Đó cũng là lý do vì sao nhiều cụ Phong Thủy từ xưa đến nay ở Việt Nam chỉ giỏi về Hán Nôm tức nhìn Hán Tự thì hiểu theo nghĩa, nhưng không nắm rõ về cách phát âm theo tiếng Bắc Kinh thì không hiểu được phần hồn ẩn chứa bên trong.
Quay trở lại với Táng Thư thì thực chất tác phẩm này chỉ nói tóm tắt về Loan Đầu hình thể là chính. Do đó tính thực dụng thì không nhiều. Rất nhiều quy luật mà Quách Phác nêu ra trong đây chỉ đúng khi áp dụng đúng lý khí vào. Tức Loan Đầu hình thể nếu không kèm với Lý Khí thì không thể thành hình được. Do đó ý nghĩa của Táng Thư bị giới hạn rất nhiều và cụ thể vào thời của Quách Phác thì người ta mới chỉ hình thành kiến thức Phong Thủy đến mức độ của Bát Quái mà thôi. (Theo căn cứ vào rất nhiều câu trong Táng Thư) chứ chưa hình thành đến 24 Sơn do đó việc xét Phong Thủy không khỏi bị sai lầm.
Học thuật Phong Thuỷ ban đầu còn hạn hẹp, đôi khi chờ cả trăm năm mới xuất hiện bậc thầy phong thuỷ hiền tài.
Phải chờ đến trăm năm sau khi Đại sư Dương Quân Tùng xuất hiện thì giới học thuật Phong Thủy mới thật sự được nắm giữ trong tay 1 công cụ hiệu quả. Và bắt đầu từ đó từ mới hình thành nên các môn phái Phong Thủy. Dương Quân Tùng mới nên được xem là Phong Thủy Tổ Sư chứ Quách Phác thì mới chỉ nêu lên khái niệm Phong Thủy. Táng Thư phải xem kèm với Thanh Nang Áo Ngữ thì mới là Ỷ Thiên kiếm gặp Đồ Long Đao mà oai chấn thiên hạ.