4/5 - (34 bình chọn)

Khi mẹ Lưu Quan Châu mất, Dương Quân Tùng quay về thực hiện đúng lời hứa là táng mộ đôi cho cha mẹ Lưu Quan Châu. Khi táng xong thì Lưu Quan Châu ít lâu sau trở thành vị vua của tỉnh Giang Tây. Lúc đó ông cho mời Dương Quân Tùng để định đất lập đô, chính Dương Quân Tùng đã chỉ ra vùng đất đặc biệt nhất Trung Hoa là gồm 3 con rồng hội tụ đặc biệt, chính là quần long tụ hội, long mạch bảo địa ngàn đời nằm ở Cống Châu.

1200 năm sau thì Cống Châu vẫn chưa hề bị lụt lội, động đất, sạt lở hay bệnh SARS dù cho những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra ở các vùng đất khác khắp Trung Hoa. Khắp Trung Hoa không nơi nào có được 1 vị trí bảo địa như vậy, không phải Thượng Hải, không phải Quảng Châu, Bắc Kinh…Dĩ nhiên Dương Quân Tùng khi lựa chọn đất lập đô như vậy thì ông chú trọng đến sự ổn định dài lâu, không dịch bệnh, tai họa thiên nhiên, con người hài hòa, khỏe mạnh và thịnh vượng lâu bền.

Và suốt 1200 năm nay từ khi Dương Quân Tùng mất thì tòa thị chính của Cống Châu luôn được định trên tuyến độ Bắc Nam liên tục, chỉ có dời xa ra hơn 1 chút khi dân số ngày càng tăng chứ không hề được dời sang vị trí khác hay hướng độ khác. Đó là lý do mà tất cả các tòa nhà chính quyền, nhà nước, cung điện lâu đài của Trung Hoa từ cả ngàn năm nay và ngay cả hiện nay thì luôn được xây theo trục Bắc Nam mà không ít thầy Phong Thủy không thể hiểu được tại sao. Nếu thầy Phong Thủy chỉ hiểu được Huyền Không Tam Nguyên thì luận rằng luôn luôn trong 24 sơn đều có tốt xấu như trích dẫn trong Thanh Nang Áo Ngữ “Nhị Thập Tứ Sơn hữu Châu Bảo”.

Thực ra trong các hướng độ thì tốt xấu không phải như nhau do đó mà có 1 số tuyến độ Không Vong thực chất là những tuyến độ rất tốt nhưng đòi hỏi 1 kỹ thuật rất đặc biệt để tính toán. Nếu ai chỉ học theo Thẩm Thị Huyền Không thì đều nói tuyến độ Đại Tiểu Không Vong chỉ dành cho chùa chiền, vì là nơi cho phép vong hồn ra vào chứ không dành cho nhà cửa và mộ phần. Tương tự như vậy ai chỉ học Tam Hợp thì đều biết trong 72 xuyên sơn long thì kỵ nhất là những tuyến độ Không Vong hay những long hành Thổ; gặp những trường hợp đó họ đều né đi.

Như vậy thì làm sao giải thích có những ngôi mộ mà Dương Quân Tùng đặt lại cố tình chọn vào Đại Không Vong? Hay tại sao Thập Tam Lăng nhà Minh lại được chọn nằm theo tuyến độ Đại Không Vong? Muốn thực hành những kiến thức đặc biệt này đòi hỏi kiến thức thâm sâu được chân truyền, kèm với 1 số điều kiện nhất định như chỉ có 1-2 giờ trong ngày, vài ngày trong năm, chỉ có vài năm nhất định trong 20 năm (1 vận) mới có thể làm được và kèm với địa hình Loan Đầu tương ứng. Do đó muốn xây tọa hướng mộ theo Đại Không Vong thì nếu long mạch đó không phải là Thiên Thọ Sơn thì rất khó làm được.

Do đó cần biết trong Phong Thủy và bất cứ lĩnh vực nào cũng có “Thiên ngoại hữu thiên”, tức nằm ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác cao rộng hơn cần liên tục học hỏi chứ không chỉ đọc vài ba quyển sách phong thủy là đã đủ biết hết “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.

Vì vậy ngày xưa mới có chuyện cụ Tả Ao hay cụ Hòa Chính phải sang Trung Quốc tầm sư học đạo thành công thì mới về nước để làm Phong Thủy; con cháu các cụ ngày nay thì chỉ cần ở Việt Nam chỉ đọc vài quyển sách dịch ra tiếng Việt thì sáng tạo ra Phong Thủy cho riêng Việt Nam. Đúng là đời sau hơn đời trước, giỏi hơn các cụ ngày xưa nhiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *