4.6/5 - (21 bình chọn)

Đời trước, các Cụ vẫn có câu: “Nghiệp làm Thầy”.

Vây nghiệp làm Thầy là gì? Là làm Thầy nên dễ mắc Nghiệp hay có Nghiệp mới phải làm Thầy.

Theo tôi, đầu tiên là nó dùng để ám chỉ sự vất vả, khổ sở của nghề làm Thầy Huyền Môn (bói, cúng, phong thuỷ…) nói chung… như một cái nghiệp đeo đẳng, khổ sở bên mình…

Thực sự để mà nói, những người có SỐ LÀM THẦY THẬT SỰ là những người có số mệnh khá đặc biệt, Âm – Dương hỗn tạp và có đời sống khá vất vả, việc gắn với các môn huyền học như một sự ép buộc mà không có cách nào vùng vẫy để thoát ra được.

Nếu người đó bằng sự học hành, đủ sự thông tuệ trong Huyền Môn – Đạo Học mà ứng dụng được vào cuộc sống hàng ngày sẽ tìm thấy được cửa để có thể cân bằng lại sự sai lệch Âm Dương đó, giúp cuộc sống hài hòa, cân bằng. Như cách mà Tôn Ngộ Không chui vào Quẻ Tốn (gió) trong lò bát quái của Thái Bạch Kim Tinh mà thoát chết, nếu không sẽ cực kỳ vất vả.

Một người Thầy đã nói với tôi rằng: Đời trước ông là kẻ ăn mày, đi xin ăn trăm họ nên kiếp này phải làm Thầy để đi trả lại nợ…

Chỉ tiếc rằng, ngày nay người người thi nhau làm thầy. Vì Danh, vì Lợi… nói chung là Khổ. Khổ cả những người đó và những người được họ Tư vấn ! Chung quy, tất cả đều quay về chữ Nghiệp.

“Nhất bốc, nhị bần, tam vô tự”

Còn ở trong câu nói này, lại chỉ về cái Nghiệp sẽ mắc nếu làm Thầy không phải “Đạo”.

Bài viết này được đăng trong Chơi và được gắn thẻ .

3 bình luận về “Làm Thầy nên mắc Nghiệp hay có Nghiệp mới phải làm Thầy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *